1. Trang Chủ
  2. Tin Tu Đoàn
  3. Bản Tin Thường Ngày
  4. Nhật Ký Tĩnh Tâm Đợt 1 - Chiều Ngày Thứ Tư

Nhật Ký Tĩnh Tâm Đợt 1 - Chiều Ngày Thứ Tư

97 15/07/2019
Nhật Ký Tĩnh Tâm Đợt 1 - Chiều Ngày Thứ Tư

NHẬT KÝ TĨNH TÂM TU ĐOÀN NĂM 2019
Đợt 1: Anh Em Khấn Trọn
----------------------------------

Bài giảng tĩnh tâm ngày thứ Tư: Buổi sáng

 

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

Suy niệm 1Ga 4,7-12

 

Mầu nhiệm Tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Người Con Duy Nhất là Đức Giê-su Ki-tô, Đáng đã hiến thân làm thần lương dưỡng nuôi nhân loại. Bởi đó Thánh Thể phải là nguồn mạch của đời sống và là động lực thực thi giới răn yêu thương với mọi người, cách riêng với những người nghèo khó, đau khổ bệnh tật và bị gạt ra bên lề xã hội” (HP. Điều 3. Linh đạo.#2).

“Để thực hiện châm ngôn của Dòng là Yêu thương và Phục vụ, anh em cần diễn tả điều đó ngay chính trong cộng đoàn trước khi thi hành sứ vụ cho muôn dân… Từ đây anh em mới thắp lên cho thế giới đang đánh mất ngọn lửa niềm tin, niềm hi vọng về một xã hội công bằng, bác ai và hạnh phúc đích thực với Chúa và với nhau” (HP. Điều 3. Linh đạo. #4).

Ngay từ danh xưng Anh em Dòng Bác Ái Xã Hội đã nói lên nhiều điều mà chúng ta cần phải tìm đến nguồn gốc sâu xa. Các Dòng chuyên về Bác Ái thì chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều rồi trong lịch sử GH, như Nữ tử Bác Ái Vinh sơn, Dòng Bác Ái –Vinh, hay như Dòng của Mẹ Terexa Calcutta. Nhưng tại sao Dòng chúng ta lại có tên là Bác Ái Xã Hội? Hai Thông điệp quan trọng của ĐGH Benedicto XVI đã làm nỗi rõ sự liên kết này. Sau đây tôi xin trích lại hai phần giới thiệu sơ lược về hai Thông điệp này:

 

I. THÔNG ĐIỆP DEUS CARITAS EST 

Ðức Tổng Giám Mục Levada đã giới thiệu Thông Ðiệp đầu tiên của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, với những lời như sau:

Trong thông điệp đầu tiên của ngài, có tựa đề: Thiên Chúa là Tình Yêu, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã muốn trao cho giáo hội một văn kiện rất mạnh, nói về "tâm điểm của đức tin kitô", vừa đồng thời nói đến hình ảnh kitô về Thiên Chúa và hình ảnh kitô về con người phát sinh từ đó. Nói là "văn kiện mạnh mẽ", vì thông điệp nhắm chống lại việc sử dụng danh thánh Thiên Chúa cách sai lầm và chống lại tính cách mơ hồ của quan niệm về "tình yêu", được thấy rõ trong thế giới ngày nay. Ðức Thánh Cha đã chọn "tình yêu" làm chủ đề cho thông điệp đầu tiên của ngài --- như ngài đã nói hôm thứ Hai vừa qua (23/01/2006) với những tham dự viên của Hội Nghị về đức Bái ái --- bởi vì "từ ngữ Tình Yêu" trong thời đại hôm nay đã bị làm hư, bị cạn hết ý nghĩa và bị lạm dụng, đến độ người ta sợ nói đến lời này từ môi miệng mình. Tuy nhiên đây là từ căn bản, diễn tả một thực tại căn bản; chúng ta không thể nào đơn thuần bỏ đi từ ngữ này, nhưng trái lại, chúng ta phải dùng lại từ này, thanh luyện nó và đưa nó về lại với vẽ huy hoàng nguyên thủy của nó, ngõ hầu nó có thể soi sáng cho đời sống chúng ta và đưa đời sống chúng ta vào con đường ngay thẳng. Ðể được hiểu với trọn cả sự phong phú của nó trên bình diện giáo lý và trong những hệ luận của nó đối với hành động bác ái của Giáo Hội, thông điệp chắc chắn cần được đọc, suy niệm và nghiên cứu cho đến tận cùng. Tạm thời trong lúc nầy, tôi muốn cùng với quý vị lướt qua toàn bộ Văn Kiện trong cơ cấu của nó và trong những điểm thiết yếu của nó.

 Ðể hiểu được tính cách mới mẽ của tình yêu kitô, Ðức Thánh Cha cố gắng trước hết làm nổi bật sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai quan niệm mà chúng ta gặp được trong lãnh vực nói về hiện tượng "tình yêu", ngay từ thời của các triết gia hy lạp ngày xưa; đó là quan niệm về tình yêu như là tình nhục dục - ("êros") và quan niệm về tình yêu như là tình "bác ái". Ðức Thánh Cha muốn chứng mimh cho chúng ta biết như thế nào hai quan niệm nói trên không đối nghịch nhau, nhưng trái lại được hoà hợp với nhau, để cống hiến một quan niệm đúng thực về tình yêu con người, một tình yêu phù hợp với tính cách toàn vẹn - xác và hồn - của con người. Tình thương bác ái (agapê) ngăn cản không cho tình nhục dục chạy theo bản năng; trong khi đó tình "nhục dục" (eros) cung cấp cho tình bác ái những tương quan căn bản và sống động của đời sống con người.

 Sự duy nhất của quan niệm về tình yêu, chúng ta gặp được nó trong Kinh Thánh. Nó nói lên một sự mới mẽ, được diễn tả trước hết bằng một hình ảnh mới về Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa là Ðấng Duy Nhất. Ngài là đấng tạo hoá của con người, một con người hết sức thân yêu với ngài. Ngài chọn ra dân Israel, để phục vụ cho toàn thể nhân lọai. Tình yêu như thế, được thể hiện vừa như là tình nhục dục (eros) và vừa như là tình bác ái (agapê); tình bác ái thường vượt quá tình nhục dục, như khi, đối với sự lỗi phạm Giao Ước, Thiên Chúa tha thứ, hay khi vì tình thương mà Ngài vượt qua sự công bằng, vừa loan báo như thế Thập Giá Chúa. Sự mới mẽ ngoài ra còn được thể hiện trong hình ảnh mới về con người, được Thiên Chúa tạo dựng vì tình thương. Trong hôn nhân không thể nào tách rời được giữa người nam và người nữ, tình yêu con người gặp được hình thể của nó được ăn sâu vào trong chính tạo vật.

 Tính cách mới mẽ của tình thương trong Cựu Ước được rõ nét trong Tân Ước. Cách thức hành động của Thiên Chúa được cụ thể hoá nơi chính con người Chúa Giêsu Kitô: Một vị Thiên Chúa kết hiệp với nhân lọai đau khổ và bị lạc hướng. Từ cạnh sườn được mở ra của Chúa Kitô chịu đóng đinh, chúng ta hiểu được rằng Thiên Chúa là tình yêu.

 Nhưng, Ðức Thánh Cha đặt ra câu hỏi: con người có thể yêu thương một vị Thiên Chúa vô hình được không? Câu trả lời của Thông Ðiệp như sau: Thiên Chúa đã trở nên hữu hình nơi Con Một Ngài xuống thế làm người, chịu chết và đã sống lại; Thiên Chúa đã trở nên hữu hình trong Lời Chúa, trong các bí tích, trong Giáo Hội và cả trong người lân cận nghèo cùng (Mt 25,31tt). Do đó, tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với anh chị em, không thể nào tách rời ra được và ảnh hưởng lẫn nhau. Ðó là một giới răn duy nhất. Tình yêu đối với người lân cận, ăn rễ trong tình yêu đối với Thiên Chúa, là một trách vụ không những của mỗi tín hữu, nhưng còn của cộng đoàn các tín hữu, nghĩa là của toàn thể giáo hội. Ðến đây, chúng ta bước sang phần thứ hai của Thông điệp. Từ việc khai triển trong lịch sử của khía cạnh giáo hội của tình yêu, ngay từ thời giáo hội sơ khai, chúng ta có thể ghi nhận hai điểm sau đây: thứ nhất: việc phục vụ của tình bác ái thuộc về yếu tính của giáo hội; và điểm thứ hai: không ai, bên trong cũng như bên ngoài giáo hội, bị thiếu điều cần thiết để sống. Dụ ngôn về người Samaritanô nhân lành là một ghi dấu chắc chắn. Ðức Thánh Cha cống hiến cho chúng ta những giải thích của ngài để soi sáng cho vài khía cạnh của việc phục vụ của tình bác ái (- diakonia -) của giáo hội trong thời hiện đại. Ngài trả lời cho vấn nạn cho rằng việc thực thi tình bác ái đối với những kẻ nghèo, có lẽ sẽ gây trở ngại cho việc phân phối công bằng những tài nguyên trong thế gian cho tất cả mọi người.

Còn về mối tương quan đích thật giữa sự công bằng và việc phục vụ của tình bác ái, Ðức Thánh Cha giải thích rằng: theo học thuyết xã hội của giáo hội, thì Nhà Nước và Giáo Hội là những lãnh vực khác nhau, nhưng lại có tương quan hỗ tương với nhau. Nhà Nước có trách vụ căn bản thực hiện sự công bằng, nhưng giáo hội cần đến đức tin có sức thanh luyện việc thực hành. Và chúng ta cần thêm vào đây rằng không có xã hội công bằng nào có thể làm cho việc phục vụ của đức bác ái, một việc riêng biệt của Giáo Hội, trở nên dư thừa.

Ngoài ra, Ðức Thánh Cha khen ngợi những hình thức mới của sự cộng tác có kết quả, giữa những yêu cầu của nhà nước và những yêu cầu của giáo hội, vừa nhắc đến hiện tượng "làm việc thiện nguyện". Còn về vấn đề đã được phác hoạ về dung mạo riêng biệt của tình bác ái trong giáo hội, chúng ta có thể nói rằng chương trình của giáo hội là có một con tim biết nhìn thấy; và điều nầy tự nhiên không lọai bỏ việc họach định chương trình, việc tiên liệu, chuyên môn nghề nghiệp.

Tuy nhiên, cần lọai bỏ những liên hệ với những ý thức hệ đủ loại. Kết luận, thử hỏi làm sao chúng ta có thể lãnh lấy hồng ân mà Ðức Thánh Cha đã trao cho chúng ta, qua thông điệp này. Có hai điểm như sau:

1. Thông Ðiệp cung ứng cho chúng ta cái nhìn của tình thương đối với người lân cận, và cái nhìn về trách vụ xã hội để thực thi tình bác ái, để bổ túc mệnh lệnh của tình thương; mệnh lệnh này ăn rễ sâu vào trong chính bản tính của Thiên Chúa, Ðấng là tình yêu.

2. Thông Ðiệp mời gọi giáo hội hãy dấn thân vào việc phục vụ của đức bác ái (diakonia), như là phần cần thiết của cuộc sống và của sứ mạng. Cống hiến cho giáo hội và thế giới "thông điệp đầu tiên" này, Ðức Thánh Cha chứng tỏ ngài là vị chủ chăn trong tinh thần và trong tâm hồn; Ðức Thánh Cha mời chúng ta hãy biết rõ hơn điều mà Ðức Tin chúng ta tuyên xưng, khi chúng ta nói rằng: "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1 Gn 4, 16); ngài mời gọi chúng ta hãy mở rộng con tim để nhận ra những nhu cầu của người lân cận, và để đáp lại giới răn to lớn của tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với người lân cận, theo mẫu gương của Chúa Kitô, người Samaritanô nhân lành và là vị Chủ Chăn tốt lành.

(JB Đặng Minh An dịch)

 

II. DEUS CARITAS EST

Hoạt động bác ái của Hội Thánh

như cách thể hiện tình yêu mang đặc tính Chúa Ba Ngôi

19, Thánh Augustinô viết : "Nếu anh thấy tình yêu, anh thấy Ba Ngôi cực thánh" [11]. Trong những suy tư trên dây, chúng ta đã hướng cái nhìn của chúng ta vào cạnh sườn được khai mở của Đức Giêsu, nhìn vào Đấng "họ đã dâm thâu" (x. Ga 19,37 ; Dcr 12,l0) và qua đó chúng ta có thể nhận ra kế hoạch của Chúa Cha, Đấng vì yêu (x. Ga 3,16) đã sai Con yêu dấu của mình đi vào trần gian, để cứu độ nhân loại. Trong cái chết trên thập tự, như thánh sử Gioan nhấn mạnh, Đức Giêsu đã "trao ban thần khí" (x. Ga 19,30) - khởi đầu cho quà tặng là Chúa Thánh Thần mà Người sẽ ban sau khi Phục Sình (x Ga 20,22). Như thế lời hứa về "những dòng nước hằng sống" được ứng nghiệm, những dòng nước nhờ việc tuôn đổ Thánh Thần sẽ tuôn chảy từ nội tâm của các tín hữu (x. Ga 7,38-39). Chúa Thánh Thần là sức mạnh bên trong làm hòa nhịp trái tim của họ với trái tim của Đức Kitô và thúc đẩy họyêu thương anh em mình như chính Đức Kitô đã yêu họ, khi Người cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13,l-13) và đặc biệt khi Người hiến dâng mạng sống của mình cho tất cả (x. Ga 13,l ; 15,la).

Thánh Thần cũng là một sức mạnh chuyển đổi trái tim Cộng đoàn Giáo Hội, để Cộng đoàn trở thành chứng nhân cho tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn làm cho nhân loại trở thành một gia đình duy nhất trong Con của Người. Mọi hoạt động của Hội Thánh đều là sự biểu lộ một tình yêu muốn tìm sự thiện toàn vẹn cho con người : Hội Thánh nỗ lực Phúc Âm hoá con người qua lời và các bí tích - một công việc thường rất anh hùng khi thực hiện trong lịch sử - và tìm cách phát triển con người trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và sinh hoạt nhân văn. Như thế tình yêu trở thành việc phục vụ mà Hội Thánh thực hiện để luôn đáp ứng với những đau khổ và nhu cầu kể cả những nhu cầu vật chất của con người. Chính trên bình diện này, trên việc phục vụ tình yêu mà tôi muốn dừng lại trong phần hai của Thông điệp.

Hoạt động bác ái như trách nhiệm của Hội Thánh

20. Tình yêu tha nhân bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa trước tiên là trách nhiệm của từng người Kitô hữu, nhưng cũng là trách nhiệm của toàn thể cộng đoàn Hội Thánh, đó là nghĩa vụ của mọi cấp : từ cộng đoàn địa phương đến Giáo Hội cùng miền cho đến Hội Thánh hoàn vũ như một tổng thể. Hội Thánh, trên phương diện là cộng đoàn, phải thực thi bác ái. Để được như vậy đòi hỏi việc bác ái cũng có tổ chức như tiền đề cho một sự phục vụ chung có trật tự. Trong Hội Thánh, ngay từ ban đầu, ý thức về trách nhiệm này đã mang đặc tính xây dựng : ''Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm cửa chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu'' (Cv 2,44-45). Thánh Luca tường thuật cho chúng ta điều này, liên kết với một cách định nghĩa Hội Thánh, mà ngài kể ra vài yếu tố căn bản là sự trung thành với ''giáo lý của các Tông đồ'', kiên trì trong sự "hiệp thông' (koinonia), với việc ''bẻ Bánh'' và việc ''cầu nguyện'' (x. Cv 2,42). yếu tố “hiệp thông” (koinonia) ở đây không được triển khai thêm, nhưng được cụ thể hoá trong câu trích trên đây : sự hiệp thông của họ nằm ở chỗ các tín hữu xem tất cả của cải đều là của chung và giữa họ không có sự phân biệt giàu nghèo (x. Cv 4,32-37). Hình thức triệt để của việc hiệp thông vật chất không thể giữ được trước sự tăng triển của Hội Thánh. Nhưng điều cốt lõi vẫn còn tồn tại : giữa cộng đoàn các tín hữu không thể có sự nghèo đói, như việc có người bị từ chối những nhu cầu cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm.

21. Việc tuyển chọn bảy người đàn ông, là khởi điểm cho phận vụ phó tế (x. Cv 6,5-6), cho thấy một bước quyết định trong việc tìm kiếm khó khăn những giải pháp để thực hiện nguyên tắc căn bản của Hội Thánh. ớ đây nói về sự bất bình đẳng trong việc chăm sóc hằng ngày cho các bà goá giữa nhóm nói tiếng Hípri và nhóm nói tiếng Hy Lạp trong Giáo Hội tiên khởi. Các vị Tông đồ, mang trách nhiệm ''cầu nguyện'' (Thánh lễ và phụng vụ) và ''phục vụ lời'', cảm thấy việc "phục vụ bàn ăn'' là quá tải đối với các ngài ; các ngài quyết định vẫn tiếp tục với phận vụ căn bản của mình và thiết lập một nhóm bảy người đàn ông cho một phận vụ khác cần thiết trong Hội Thánh ; dù vậy, nhóm này không phải chỉ làm một việc thuần túy kỹ thuật là phân phát : họ là những người “đầy Thần Khí và khôn ngoan” (x. Cv 6,l-6). Điều đó có nghĩa là, việc phục vụ xã hội mà họ lãnh nhận là một phận vụ rất cụ thể, nhưng đồng thời cũng là một việc phục vụ thiêng liêng, và chính vì thế, thừa tác vụ của họ thực sự là một thừa tác vụ thiêng liêng, thực hiện một trách vụ cơ bản của Hội Thánh - đó là tình yêu tha nhân có tổ chức. Với việc thiết lập nhóm bảy người này, công tác "diakonia" - việc phục vụ chung, có tổ chức, của tình yêu tha nhân - từ nay được thiết lập trong cơ cấu nền tảng của chính Hội Thánh.

22. Theo dòng thời gian và với sự bành trướng dần dần của Hội Thánh, việc thực thi bác ái, công tác Bác ái (caritas), được xác định như một lĩnh vực căn bản cùng với việc ban phát bí tích và việc rao giảng Lời Chúa : việc thực thi bác ái đối với các goá phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội Thánh cũng y như việc phục vụ bí tích và rao giảng Phúc Âm. Hội Thánh không thể chểnh mảng trong việc thực thi bác ái cũng như chểnh mảng với bí tích và Lời Chúa. Vài mẫu gương cũng đủ cho thấy điều này. Thánh Giustinô tử đạo (khoảng năm 155) đã diễn tả, trong bối cảnh cử hành ngày Chúa nhật của các tín hữu, công tác bác ái của họ, công tác này được nối kết với Bí tích Thánh Thể : những người khá giả ban phát theo khả năng của họ, mỗi người ban phát bao nhiêu tùy ý họ. Giám mục sử dụng lễ vật đó để nâng đỡ các trẻ mồ côi, các bà góa và những người, vì bệnh hoạn hay những lý do khác, đang bị túng quẫn, cũng như cho các tù nhân và cho những người ngoại kiều [12]. Đại văn sĩ Kitô giáo Tertullien (khoảng năm 220) kể lại, việc chăm sóc của các Kitô hữu đối với những người túng quẫn đủ mọi loại gây ngạc nhiên cho kẻ ngoại [13]. Và khi Thánh Inhaxiô thành Antiochia (năm 117) gọi "Giáo hội thành Roma" là "đứng đầu trong tình yêu (agape)" [14] thì chắc chắn rằng, ngài sử dụng cách nói này để làm nổi bật hoạt động bác ái cụ thể của Giáo Hội.

23. Trong bối cảnh này, cũng hữu ích khi nêu một chỉ dẫn về cơ cấu pháp lý xa xưa của công tác bác ái của Hội Thánh. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4, ở Ai Cập có một hình thức mà người ta gọi là ''diakonie" ;trong mỗi đan viện, có một tổ chức chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động hỗ trợ chăm sóc - đó là công tác bác ái caritas. Tờ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ thứ 6, ở Ai Cập, có một tổ chức với đầy đủ pháp lý, mà thẩm quyền thành phố trao cho một phần lúa thóc để phân phát công khai. Ở Ai Cập, không những các đan viện, mà cả từng giáo phận đều có tổ chức bác ái diakonie của mình - một cơ chế, được bành trướng không những ở Đông Phương mà cả ở Tây Phương. Đức Giáo hoàng Grêgôriô Cả (604) đề cập đến tồ chức bác ái của thành phố Naples ; đối với thành phố Rôma, các tài liệu cho thấy tổ chức bác ái bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 và thứ 8 ; thế nhưng, từ xa xưa và có lẽ ngay từ đầu, công tác chăm sóc kẻ nghèo và những người đau khổ là một phần đời sống căn bản của Hội Thánh tại Rôma, theo những nguyên tắc của đời sống Kitô hữu được trình bày trong sách Công vụ Tông đồ. Hình ảnh của vị phó tế Lôrenxô (258) đã biểu lộ trách nhiệm này một cách sống động. Bài tường thuật bi thảm cuộc tử đạo của ngài đã được Thánh Ambrôsiô (397) biết đến, cho chúng ta thấy chân dung đích thực của thánh nhân. Ngài chịu trách nhiệm việc chăm sóc người nghèo trong thành phố Rôma ; sau khi các cộng sự của ngài cùng bị bất với Đức Giáo hoàng, người ta để cho ngài một thời gian để gom góp tài sản của Hội Thánh để trao lại cho chính quyền thành phố. Lôrenxô phân phát tiền của đang có cho kẻ nghèo, rồi dẫn họ đến trước mặt chính quyền và giới thiệu những người này chính là kho tàng đích thực của Hội Thánh [15]. Người ta có thể suy nghĩ vế tính chất xác thực theo lịch sử của bài tường thuật này - nhưng trong ký ức của người Kitô hữu, Thánh Lôrenxô vẫn được xem là nhân vật tiêu biểu cho công tác bác ái của Hội Thánh.

24. Đề cập đến gương mặt của vị hoàng đế Giulianô, người bội giáo (363), cũng có thể cho thấy tình yêu tha nhân được tổ chức và thực hành đối với Giáo Hội thời cổ cốt thiết dường nào. Khi lên sáu, chính Guilianô tận mắt chứng kiến đội bảo vệ hoàng cung sát hại cha, em và thân nhân của mình và gán hành động tàn bạo này - đúng hay sai chưa rõ - cho hoàng đế Constance, người tự cho mình là một Kitô hữu vĩ đại. Như thế niềm tin Kitô giáo mãi mãi bị mất uy tín đối với ông. Khi lên ngôi hoàng đế, ông quyết định tái lập ngoại giáo, tức là tôn giáo cổ của người La Mã, đồng thời canh tân tôn giáo này để nó có thể trở thành sức mạnh nâng đỡ đế quốc. Trong ý định này, ông phải vay mượn cách tổ chức của Kitô giáo. Ông thiết lập một hàng giáo phẩm gồm các thượng phụ và tư tế. Các tư tế phải chăm lo đến tình yêu đối với Thượng đế và tình yêu đối với tha nhân. Trong một lá thư [16], ông đã viết, một điều gây ấn tượng cho ông là công tác bác ái của Giáo Hội. Và do đó, ông cho là trong tôn giáo mới của ông, cần phải thiết lập một hoạt động tương tự, song song với hệ thống bác ái của Hội Thánh. Ông tuyên bố, chính nhờ hệ thống bác ái này mà những người “Galilê” đã thu phục được quần chúng. Phải làm y như họ và còn hơn họ. Qua tuyên bố đó, hoàng đế đã xác nhận việc thực thi bác ái, caritas, là một dấu chứng quyết định cho cộng đoàn Kitô hữu, cho Hội Thánh.

21. Về điểm này, chúng ta nắm vững hai nhận thức căn bản từ những suy luận của chúng ta :

a) Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt : rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được [17].

b) Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa giữa trần gian. Trong gia đình, không được phép có những người túng thiếu. Đồng thời caritas-agape phải vượt qua ranh giới của Hội Thánh : dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu vẫn phải là tiêu chuẩn, đòi buộc tính phổ quát của tình yêu, một tình yêu luôn hướng đến những người túng quẫn mà chúng ta ''tình cờ" gặp gỡ (x. Lc 10,31), dù họ là ai đi nữa. Có một mệnh lệnh đặc biệt trong Hội Thánh không làm giảm đi tính phổ quát của giới răn tình yêu này - đó là, trong Hội Thánh như là một gia đình, không được phép để một ai phải túng quẫn. Những lời trích từ Thư gởi giáo đoàn Galát cũng nằm trong ý nghĩa này : ''Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong đại gia đình đức tin" (GI 6,l0).

Công bằng và bác ái

26. Từ thế kỷ thứ 19 nổi lên phong trào chống đối hoạt động bác ái của Hội Thánh, được tư tưởng Mácxít khai triển một cách rõ ràng. Việc chống đối này cho rằng người nghèo không cần đến những công tác bác ái, nhưng đòi hỏi công bằng. Những việc bác ái - việc bố thí - trong thực tế chí là cách thức để người giàu bỏ qua việc tái lập công bằng, ru ngủ lương tâm, bảo vệ vị trí riêng của mình và tước đi quyền lợi của người nghèo. Thay vì củng cố nguyên trạng bằng các việc bác ái, nên tạo một trật tự công bằng, trong dó mọi người được dự phần vào của cải trần thế và từ đó không cần đến các việc bác ái. Có thể chấp nhận vài điểm trong lý luận này, nhưng nhiều điểm lại sai lệch. Chắc chắn nguyên tắc nền tảng của Nhà nước là theo đuổi sự công bằng và mục đích của một trật tự xã hội công bằng là bảo đảm cho mỗi người có phần của mình trong số của cải của Cộng đoàn, trong sự tôn trọng nguyên tắc phụ đới. Đó là điều mà các quốc gia Kitô giáo và học thuyết xã hội của Giáo Hội luôn nhấn mạnh. Dựa theo lịch sử, vấn nạn vế trật tự công bằng của tập thể bước vào một giai đoạn mới cùng với việc kiến tạo xã hội công nghiệp vào thế kỷ thứ 19. Việc xuất hiện kỹ nghệ tân tiến đã khai tử trật tự xã hội cũ, và cùng với khối người lao động bị lệ thuộc vào đồng lương, đã đưa đến việc thay đổi cách triệt để việc tổ chức xã hội, trong đó tương quan giữa tư bản và công việc trở thành vấn nạn quyết định, một vấn nạn, dưới hình thức này, cho đến lúc đó chưa từng có. Các cơ chế sản xuất và tư bản từ nay trở thành quyền lực mới, nếu nằm trong tay một số ít người, sẽ đưa đến tình trạng khối người lao động siêng năng bị bóc lột quyền lợi và sẽ nổi dậy để chống lại.

27. Phải công nhận rằng các vị đại diện Hội Thánh thật chậm trễ khi nhận ra vấn nạn về cơ cấu công bằng của xã hội được đặt ra cách mới mẻ. Đã có những vị đi mở đường ; tỷ dụ một trong các vị là Đức Giám lục Ketteler của địa phận Mainz (+1877). Để đáp lại những nhu cầu cụ thể, đã xuất hiện các nhóm, những hiệp hội, những liên hiệp, những phong trào, đặc biệt là những dòng tu mới, vào thế kỷ thứ 19, đã dấn thân chống lại nghèo đói, bệnh tật và tình trạng thiếu thốn trong lĩnh vực giáo dục. Vào năm 1891, Huấn quyền đã đưa ra Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) của Đức Giáo hoàng Lêô XIII. Tiếp theo vào năm 1931 là Thông điệp Năm thứ Bốn Mươi (Quadragesimo Anno) của Đức Giáo hoàng Piô XI. Đức chân phước Gioan XXIII đã ban hành Thông điệp Mẹ và Thày (Mater et Magistra) vào năm 1961. Trong Thông điệp Phát triển các Dân tộc (Populorum Progressio)'(1967) và trong Tông Thư Năm thứ Tám Mươi đang đến (Octogesima Adveniens) (1971), Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã đề cập mạnh mẽ đến vấn đề xã hội, lúc đó đang nóng bỏng cách đặc biệt tại Châu Mỹ La Tinh. Vị tiền nhiệm vĩ đại của tôi là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta bộ ba Thông điệp xã hội : Lao động (Laborem Exercens) (1981), Bận tâm về Vấn đề Xã hội (Sollicitudo Rei Socialis) (1987), cuối cùng là Thông điệp Bách Chu niên (Centesimus Annus) (1991). Đối mặt với những hoàn cảnh và những vấn đề mới, giáo huấn xã hội của Công giáo đã dần dần phát triển ; vào năm 2004, giáo huấn này được trình bày trong quyển "Tóm lược Giáo huấn hội của Hội Thánh'' do "Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình'' xuất bản. Chủ thuyết Mácxít đã cho cuộc cách mạng thế giới và việc chuẩn bị cuộc cách mạng này như là thần dược cho vấn đề xã hội : theo chủ thuyết này, nhờ cách mạng, kéo theo việc tập thể hoá các phương tiện sản xuất, tất cả sẽ lập tức thay đổi và sẽ tốt hơn. Giấc mộng này bị tan vỡ. Trong hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta đang sống qua việc toàn cầu hoá kinh tế, giáo huấn xã hội của Hội Thánh sẽ trở thành điểm quy chiếu căn bản, đề nghị các định hướng có giá trị vượt quá ranh giới Hội Thánh. Đối mặt với sự phát triển liên tục, các định hướng này cần được trao đổi với những người thật sự quan tâm đến con người và thế giới.

28. Để xác định cách chính xác mối liên hệ giữa sự dấn thân cần thiết cho công bằng và việc phục vụ cho tình yêu, phải chú ý đến hai hoàn cảnh căn bản :

a) Trật tự công bằng của xã hội và của Nhà nước là trách nhiệm chính yếu của chính trị. Một Nhà nước, nếu không được tổ chức theo sự công bằng sẼ chí là một nhóm trộm cướp như Thánh Augustinô có lần đã nói : "Remota itaque iustitia quid sunt regna nisi magna latrocinia ?” [18]. Việc phân biệt giữa điều gì thuộc về César và điều gì thuộc về Thiên Chúa (x. Mt 22,21), có nghĩa là sự phân biệt giữa Nhà nước và Hội Thánh hay, như Công đồng Vatican II nói, sự độc lập của bình diện trần thế [19], thuộc về cơ cấu căn bản của Kitô giáo. Nhà nước không được áp đặt tôn giáo, nhưng phải bảo đảm sự tự do, cũng như sự hoà bình giữa các tín đồ của những tôn giáo khác nhau ; về phần mình, Hội Thánh như một biểu lộ xã hội của niềm tin Kitô giáo có sự độc lập của mình và dựa trên nền tảng đức tin, sống hình thức cộng đoàn của mình mà Nhà nước phải tôn trọng. Hai lĩnh vực phân biệt nhau, nhưng luôn liên kết hỗ tương với nhau. Công bằng là mục đích và từ đó cũng là tiêu chuẩn nội tại của mọi thứ chính trị. Chính trị không phải chỉ là kỹ thuật cho việc thiết lập các trật tự công cộng : nguồn gốc và mục đích của chính trị chính là sự công bằng và công bằng thuộc bản chất đạo đức. Vì thế Nhà nước luôn phải đối mặt với câu hỏi : phải thực hiện sự công bằng ở đây và ngay bây giờ như thế nào ? Nhưng câu hỏi này giả thiết một câu hỏi khác căn bản hơn : công bằng là gì ? Đây là một câu hỏi của lý trí thực tiễn ; để cho lý trí hoạt động cách đúng đắn, lý trí phải luôn được thanh luyện, vì sự mù quáng về mặt đạo đức, xuất phát từ cám dỗ về lợi nhuận và quyền lực, sẽ làm loá mắt lý trí, trở thành một mối nguy hiểm rất khó loại bỏ cách hoàn toàn.

Về điểm này, chính trị và đức tin gặp nhau. Chắc chắn rằng đức tin có bản chất riêng của mình như là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống - một cuộc gặp gỡ khai mở cho chúng ta những chân trời mới vượt quá bình diện lý trí của chúng ta. Nhưng đức tin cũng đồng thời là một sức lực thanh luyện cho lý trí. Xuất phát từ quan điểm của Thiên Chúa, đức tin giải thoát lý trí khỏi những mù quáng và nhờ đó giúp cho lý trí được tốt hơn. Đức tin giúp lý trí có khả năng thực hiện công việc của mình tốt hơn và nhìn thấy những gì đặc thù của mình rõ nét hơn. Chính đây là nơi giáo huấn xã hội của Kitô giáo dấn thân vào : giáo huấn này không muốn tạo cho Hội Thánh một quyền lực đứng trên Nhà nước ; cũng không muốn áp đặt cho những người không cùng chia sẻ niềm tin những quan điểm và những cách thức chỉ dành riêng cho những người có đức tin ; nhưng chỉ muốn đóng góp vào việc thanh luyện lý trí và giúp lý trí nhận ra điều gì đúng đắn ở đây và lúc này để có thể thi hành.

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh lập luận dựa trên lý trí và luật tự nhiên, có nghĩa là từ những gì thích hợp với bản tính con người. Giáo huấn này biết rằng đây không phải là trách nhiệm của Hội Thánh dể áp đặt giáo huấn này bằng chính trị : giáo huấn này chỉ muốn phục vụ và giúp đỡ việc giáo dục lương tâm trong chính trị, giúp nhận thức rõ ràng những đòi hỏi đích thực của công bằng, đồng thời sẵn sàng để hành động, cả khi điều này có nghịch lại với những lợi ích riêng tư. Việc xây dựng một trật tự xã hội và trật tự Nhà nước công bằng, nhờ đó mà mỗi người nhận được phần của mình, là một trách nhiệm căn bản mà mỗi thế hệ phải luôn đặt ra một cách mới mẻ. Vì đây là trách nhiệm căn bản của con người, nên Hội Thánh có bổn phận phải đóng góp qua việc thanh luyện lý trí và huấn luyện đạo đức, để con người có thể mau mắn nhận ra những đòi hỏi của công bằng và thực thi về mặt chính trị.

Hội Thánh không thể và cũng không được phép tham gia vào cuộc tranh chấp chính trị để thực hiện một xã hội công bằng nhất. Hội Thánh không thể và không được phép thay thế vị trí của Nhà nước, nhưng không thể và không được phép đứng bên ngoài cuộc đấu tranh cho công bằng. Hội Thánh phải dấn thân vào cuộc đấu tranh này bằng con đường lý luận dựa theo lý trí và phải đánh thức những sức mạnh tinh thần, nếu không có những sức mạnh này thì sự công bằng, vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, không thể được thực thi và phát triển. Xã hội công bằng không thể là công trình của Hội Thánh, nhưng phải được chính trị thực hiện. Dù vậy, cố gắng để có được sự công bằng nhờ việc soi sáng nhận thức và ý chí cho những đòi buộc của các điều thiện hảo là điều Hội Thánh rất tha thiết.

b) Tình yêu - caritas - vẫn luôn cần thiết, ngay cả trong xã hội công bằng nhất. Không có một trật tự công bằng của Nhà nước nào có thể xem công tác bác ái là thừa thãi. Ai muốn loại bỏ tình yêu thì cũng đồng thời không xem con người là con người nữa. Vẫn luôn luôn có khổ đau cần đến sự an ủi và trợ giúp. Vẫn luôn luôn còn có sự cô đơn. Vẫn luôn luôn còn có những trường hợp thiếu thốn vật chất, nơi mà sự trợ giúp theo nghĩa thực hiện tình yêu tha nhân là cần thiết [20]. Nhà nước nào muốn chu cấp tất cả, tập trung tất cả về mình, cuối cùng cũng chỉ trở thành một cơ chế bàn giấy, không thể bảo đảm những gì thiết yếu cho những người đau khổ - cũng như cho mọi người : đó là sự quan tâm đầy tình thương cho từng cá nhân. Chúng ta không cần một Nhà nước quy định và thống trị tất cả, nhưng ngược lại, một Nhà nước thích ứng với nguyên tắc bổ trợ, công nhận và hỗ trợ cách quảng đại cho những sáng kiến xuất phát từ những sức mạnh xã hội khác nhau và phối hợp tính bộc phát để gần gũi với những con người cần được trợ giúp. Hội Thánh là một sức mạnh sống động như thế. trong Hội Thánh, năng động của tình yêu được triển khai từ Thánh Thần của Đức Kitô đang hoạt động, tình yêu này mang đến cho con người không những sự hỗ trợ vật chất, nhưng còn củng cố tình thần và cứu chữa, là điều còn cần thiết hơn các hỗ trợ vật chất. Định kiến cho rằng, những cơ cấu công bằng sẽ xem các hoạt động bác ái là không cần thiết, thật sự che giấu một hình ảnh con người theo hướng duy vật : một niềm tin lệch lạc, cho rằng con người chỉ sống bằng "cơm bánh" (Mt 4,4 ; x. Đnl 8,3) một quan niệm chà đạp con người và vì thế không nhận ra tính nhân bản đặc thù của con người.

29. Bây giờ chúng tả có thể xác định cách chính xác liên hệ một mặt giữa việc đấu tranh cho trật tự công bằng của Nhà nước và xã hội và mặt khác là hoạt động bác ái có tổ chức của Hội Thánh. Bây giờ thì rõ, việc xây dựng những cơ cấu công bằng không phải là trách nhiệm trực tiếp của Hội Thánh, nhưng thuộc về chính trị - là bình diện của lý trí tự chịu trách nhiệm. Hội Thánh trong vấn đề này chỉ có trách nhiệm gián tiếp thuộc về mình là việc thanh luyện lý trí và gợi lên những động lực đạo đức mà không can dự vào việc xây dựng những cơ cấu công bằng và lo cho các cơ cấu này hoạt động lâu dài.

Trách nhiệm trực tiếp để hoạt động cho một trật tự công bằng trong xã hội, ngược lại là điều đặc thù của người giáo dân. Là công dân, họ được kêu gọi tham gia cá nhân vào đời sống cộng đồng. Vì thế, họ không được từ chối tham gia vào "những sáng kiến đa dạng và khác biệt trên những bình diện kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chính và văn hoá, tất cả bình diện này đều phục vụ cho việc thực thi có tổ chức và cơ chế cho công ích" [21]. Trách nhiệm của người giáo dân định dạng cho đời sống xã hội theo một cách thức đúng đắn, trong đó phải tôn trọng sự độc lập chính đáng và cộng tác với các công dân khác tuỳ theo chuyên môn của mỗi người và trách nhiệm riêng của họ [22]. Cho dù những hình thức biểu lộ đặc biệt của công tác bác ái của Hội Thánh không bao giờ bị lẫn lộn với hoạt động của Nhà nước, thì điều rõ ràng là tình yêu phải là động lực sống động cho toàn bộ đời sống của người giáo dân và từ đó in dấu trên hoạt động chính trị của họ theo nghĩa một "tình yêu mang tính xã hội" [23].

Những tổ chức bác ác của Hội Thánh ngược lại trình bày - công tác đặc thù (opus proprium) của Hội Thánh, một trách nhiệm đi đúng với bản chất của mình, trong dó Hội Thánh không phải cộng tác kiểu đứng bên lề, nhưng như là một chủ thể trực tiếp chịu trách nhiệm hoạt động và thực hiện điều thích ứng với bản chất của mình. Hội Thánh không được chuẩn chước cho mình khỏi việc thực hiện công tác bác ái như là hoạt động tập thể có tổ chức của giáo dân, mặt khác, không có hoàn cảnh nào, trong đó người ta không cần đến bác ái của từng người Kitô hữu, chỉ vì, con người, vượt trên sự công bằng, luôn cần đến tình yêu.

Những cơ cấu đa dạng của việc phục vụ bác ái trong bối cảnh xã hội ngày nay

30. Trước khi thử tìm cách định nghĩa hình dạng đặc thù của các hoạt động Giáo Hội trong việc phục vụ con người, tôi muốn nhìn hoàn cảnh chung trong việc phấn đấu cho công bằng và bác ái trong thế giới ngày nay.

a) Ngày nay các phương tiện truyền thông đại chúng đã làm cho hành tinh của chúng ta bé lại, bằng cách làm cho những con người và những nền văn hoá khác biệt nhất mau chóng gần gũi với nhau. Cho dù việc “sống chung” này đôi khi đưa đến hiểu lầm và căng thẳng, nhưng có một thực tế là, người ta có cảm nhận nhu cầu của con người cách trực tiếp hơn, nhất là lời mời gọi chia sẻ hoàn cảnh và những khó khăn của họ. Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau : ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu" [24].

Mặt khác - và đây là một phương diện vừa thách thức vừa động viên của việc toàn cầu hoá - chúng ta có trong tay không biết bao nhiêu là phương tiện dể sử dụng hầu đem lại sự trợ giúp nhân bản cho anh chị em đang túng quẫn, đặc biệt là các hệ thống tân tiến để phân phát lương thực và quần áo cũng như sẵn sàng cho các khả năng đón nhận và cưng cấp nơi trú ngụ. Như thế việc chăm sóc tha nhân vượt qua ranh giới các tập thể của quốc gia, để lan rộng đến mọi chân trời của thế giới này. Công đồng Vatican II đã nhận định cách đúng đắn : ''Trong các dấu chỉ của thời đại chúng ta, phải đặc biệt chú ý tới ý thức ngày gia tăng và không thể tránh được về tình hình liên đới giữa các dân tộc" [25]. Những cơ quan của Nhà nước và các các hiệp hội nhân đạo hỗ trợ cho các sáng kiến theo chiều hướng này, bằng cách trợ cấp hay giảm thuế cho những người này, còn những người khác thì cho họ sử dụng phương tiện tài chính thích đáng. Với cách thức này, sự liên đới được xã hội dân sự thể hiện vượt qua liên đới của từng cá nhân một cách có ý nghĩa.

b) Trong hoàn cảnh này đã xuất hiện và phát triển rất nhiều hình thức cộng tác giữa các cơ quan Nhà nước và Giáo Hội, việc cộng tác này đã mang lại nhiều kết quả. Các cơ quan của Giáo Hội, nhờ sự trong sáng trong hoạt động và việc chu toàn cách trung tín trách nhiệm làm chứng cho tì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP