1. Trang Chủ
  2. Tin Tu Đoàn
  3. Bản Tin Thường Ngày
  4. Chương trình tĩnh tâm lớp khấn lại năm 2018

Chương trình tĩnh tâm lớp khấn lại năm 2018

122 12/07/2018
Chương trình tĩnh tâm lớp khấn lại năm 2018

Chương trình Thường Huấn được diễn ra tại cộng đoàn Thánh Phaolô trong 4 ngày, từ ngày 9/7/2018 đến ngày 12/07/2018 với chủ đề "CHĂM SÓC BỆNH NHÂN". Trong lớp học tại cộng đoàn gồm: 18 thầy lớp khấn, 12 thầy lớp tập, và 11 thầy tiền tập. 

Với nội dung:

1. Khái niệm về chăm sóc những nhu cầu cơ bản của con người

2. Tiến hành cuộc thăm viếng bệnh nhân.

3. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.

4. Dự phòng, săn sóc và ngăn ngừa mảng mục - rửa vết thương.

5. Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, hấp hối và tử vong.

6. Kỷ Thuật băng bó vết thương, cố định gãy xương.

7. Các tư thế nghỉ ngơi và trị liệu thông thường - di chuyển bệnh nhân.

8. Chế độ dinh dưỡng cấp cưu bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm.

 

 

Hình Ảnh:

CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG

 

Mục tiêu:

-         Chuẩn bị được bệnh nhân và dụng cụ đầy đủ.

-         Thực hiện được và đúng quy trình kỹ thuật.

-         Luyện tập được kỹ năng khéo léo và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

CHUẨN BỊ

-         Giải thích và hướng dẫn cho bệnh nhân biết trước khi tiến hành đặt bệnh nhân vào tư thế đúng.

-         Đánh giá tình trạng BN: tri giác, khả năng đáp ứng...

-         Xác định tư thế nào phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Chuẩn bị dụng cụ

-         Gối đủ loại: gối cứng, gối mềm, gối hình trụ.

-         Vòng đệm chống loét các loại (vòng cao su bơm hơi, vòng bông)

 

Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu

  1. Tư thế nằm ngửa thẳng
  2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp.
  3. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao.
  4. Tư thế nửa nằm - nửa ngồi (Fowler)
  5. Tư thế nằm sấp
  6. Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái.

NỘI DUNG

  1. 1.     Tư thế nằm ngửa thẳng

a.   Trường hợp áp dụng: sau ngất, sốc, chóng mặt, xuất huyết nhẹ.

b.   Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn.

c.   Tiến hành:

- Ðặt bệnh nhân nằm thẳng lưng, đầu có gối hoặc không gối, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

- Nếu BN gầy có thể kê thêm gối ở dưới thắt lưng và khoeo chân. Mục đích là để lưng và kheo chân cùng nằm thẳng trên một mặt phẳng, tạo một lực đều nhau.

  1. 2.     Tư thế nằm ngửa đầu thấp

Mục đích: chủ yếu là dồn máu lên não.

  1. a.     Trường hợp áp dụng:

-         Sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc.

-         Sau chọc ống sống

-         Lao đốt sống cổ.

-         Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi.

  1. b.    Trường hợp không áp dụng:

-         Bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn

  1. c.      Tiến hành

Ðặt bệnh nhân nằm thẳng trên giường, đầu không gối, chân giường phía chân bệnh nhân được kê cao tùy theo chỉ định. Cũng có thể kê gối dưới vai bệnh nhân và kê cao 2 cẳng chân bệnh nhân bằng một gối to.

  1. 3.     Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao
    1. a.     Trường hợp áp dụng:

-          Bệnh đường hô hấp - bệnh tim

-         Thời kỳ dưỡng bệnh, người già.

  1. b.    Trường hợp không áp dụng:

-         Bệnh nhân có rối loạn về nuốt.

-         Bệnh nhân ho khó khăn.

-         Bệnh nhân hôn mê, sau gây mê

  1. c.      Tiến hành

Cho bệnh nhân nằm ngửa, nâng giường phía đầu BN lên khoảng 15 – 30 độ. Kê gối dưới đầu và vai bệnh nhân. Chân hơi co, dưới khoeo chân kê một gối tròn, dài. Trường hợp bệnh nhân nằm lâu nên lót một vòng đệm chống loét dưới mông.

  1. 4.     Tư thế nửa nằm - nửa ngồi (Fowler)
    1. a.     Trường hợp áp dụng:

-        Khó thở trong các bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng. 

-        Bệnh tim (suy tim)

-        Sau một số phẫu thuật ở bụng (nếu có ống dẫn lưu, cho người bệnh nằm nghiêng về phía ống). 

-        Thời kỳ dưỡng bệnh, nhất là đối với người lớn tuổi. 

  1. b.    Trường hợp không áp dụng:

-          Bệnh nhân có rối loạn về nuốt.

-         Bệnh nhân ho khó khăn.

-         Bệnh nhân hôn mê, sau gây mê

  1. Tiến hành.

-         Một người phụ nâng bệnh nhân ngồi dậy.

-         Nâng cao phía đầu giường lên từ 40 - 50oC.

-         Ðể gối lên phía đầu, đỡ bệnh nhân nằm nhẹ nhàng  ngả đầu lên gối.

-         Lót vòng đệm cao su dưới mông bệnh nhân(nếu cần)

-         Ðặt một gối cứng ở phía cuối giường cho bệnh nhân tỳ chân lên để bàn chân khỏi đổ về tư thế xấu (tránh BN bị tuột). Có thể nâng hơi cao giường ở phía chân BN.

  1. Lưu ý:

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim nặng hoặc hen nặng, bệnh nhân ngủ ở tư thế ngồi thì đặt bệnh nhân ngồi trên giường hoặc về một phía của giường với một cái bàn đặt trên giường, trên bàn có nhiều gối chồng lên nhau. Vị trí này dễ dàng cho sự hô hấp bởi nó cho phép lồng ngực giãn nở tối đa.

 

  1. 5.     Tư thế nằm sấp
    1. a.     Trường hợp áp dụng: Các bệnh tổn thương ở vùng sau lưng
    2. b.    Tiến hành:

-         Người phụ đứng bên giường đối diện với người chăm sóc.

-         Người chăm sóc đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện giáp với người phụ. Người phụ đỡ bệnh nhân để khỏi ngã.

-         Người chăm sóc đặt một tay ở bả vai, một tay ở mông bệnh nhân.

-         Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm, để hai tay bệnh nhân đặt lên gối phía đầu. Có thể kê một gối mỏng ở dưới bụng BN, và kê một gối ở phần cẳng chân (từ gối đến cổ chân).

  1. 6.      Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái
    1. a.     Trường hợp áp dụng

-         Nghỉ ngơi

-         Bệnh nhân viêm màng phổi (nghiêng về phía viêm, mổ thận, mổ phần cuối đại tràng).

-         Tư thế này có tác dụng giải phóng đường thở, tránh bị tụt lưỡi, dẫn lưu đờm giải ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân nôn.

  1. b.    Tiến hành

-         Người chăm sóc đứng ở một bên giường

-         Ðặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện

-         Người chăm sóc đặt một tay ở vai - một tay ở mông bệnh nhân.

-         Lật bệnh nhân nghiêng về phía mình, đầu có thể gối hoặc không, chân trên co nhiều chân dưới co hoặc duỗi thẳng (hai chân không được đè lên nhau).

  1. 7.     Một vài lưu ý

-         Một người không nên đỡ người bệnh quá nặng (cần có thêm người phụ).

-         Khi người bệnh có thể tự xoay trở, để họ tự làm, chỉ giúp khi họ cần.

-         Luôn giữ người bệnh đúng tư thế và xoay trở thường xuyên.

-         Nên đứng bên cạnh giường về phía người bệnh sẽ lật qua là tốt nhất.

 

Cha Antôn Hồng

 

 

 

 

Thầy Dom Nam.

 

 

 

 

Thầy Paul Hiền.

 

 

 

Thầy Antôn Hoàng.

 

 

 

Hình lưu niệm của quý thầy với tu đoàn.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP