Chúa Nhật II Phục Sinh-A

106 18/04/2020
Chúa Nhật II Phục Sinh-A

PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN
Ga 20, 19 – 31
-------------------------------------

 

Chúa đã từ cõi chết sống lại, đến nay là ngày thứ tám. Ngay từ sáng sớm ngày Phục Sinh cho đến chiều, Chúa đã nhiều lần hiện ra với các tông đồ và môn đệ. Nhưng qua một tuần lễ rồi, nhiều người vẫn bán tín bán nghi không làm sao dung hòa được một bên là cái chết nhục nhã đau thương của Chúa và bên kia là sự sống lại vinh quang {riêng tông đồ Tô-ma, có lẽ vì quá thất vọng và buồn bã đã không ở lại Giêrusalem với các bạn, tìm cách làm quên nỗi đau xót ở nơi khác nên không được gặp Chúa sống lại. khi gặp lại anh em mà nghe kể lại chuyện Chúa hiện ra}. Hôm nay phụng vụ lại giúp ta suy gẫm về cuộc gặp gỡ lần thứ hai với các tông đồ và riêng với Tô-ma. Thánh Gioan đã muốn nhân sự kiện này để giúp chúng ta cũng cố đức tin của mình.

 

Chúa nhật này có thể nói là Chúa nhật của đức tin. Khi nói với tông đồ Tô ma: “Tô-ma ơi, con đã tin vì con đã thấy, phúc cho ai không thấy mà tin”(Ga 20,29), thì Chúa đã nghĩ đến chúng ta, những tín hữu tương lai của Ngài.

 

Bây giờ chúng ta hãy suy gẫm từ đức tin của các tông đồ đến đức tin của chúng ta. Các tông đồ đã thấy và tin vào Chúa Giê-su là Thiên Chúa đến đây cứu độ thế giới. Họ đã thấy như thế nào? Phải chú ý đến chữ thấy trước chữ tin. Các tông đồ đã nghe lời Chúa giảng, việc Chúa làm trong ba năm trời, cuối cùng họ đã thấy Chúa chết đi cách nhục nhã đau thương, thấy Chúa chịu tang trong mồ. Rồi họ lại thấy ngôi mộ trống và thấy Chúa sống lại hiện ra với họ.

 

Qua 40 ngày Chúa làm cho họ tin Ngài sống lại thật, một khi tin Ngài sống lại, thì niềm tin của họ qua một bước nhảy vọt cuối cùng: nhưng tin Ngài là Thiên Chúa. Thánh Tô- ma vẫn mang tiếng là cứng tinh, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng Đức Giê-su là Thiên Chúa.

 

Tuyên xưng như vậy thật là táo bạo, vì trong những ngày rao giảng Chúa Giê-su gọi Thiên Chúa là cha của Ngài, vậy mà bây giờ Tô-ma lại tôn thờ Đức Giê-su là Thiên Chúa nữa, như vậy là hai Thiên Chúa hay sao? Lời tuyên xưng này nếu công khai, theo luật Do Thái đồng nghĩa với bản án tử hình. Tòa án tôn giáo kết án tử hình Chúa vì xưng mình là con Thiên Chúa. Cho nên một đức tin kèm theo lời tuyên xưng như vậy thật không đơn giản. Tô-ma dám lấy mạng sống mình để đổi lấy lòng tin. Một niềm tin khác hẳn với truyền thống.

 

Nhưng các tông đồ vẫn không dừng lại ở niềm tin đó. Các ông suy đi nghĩ lại lời tuyên xưng lạ lùng của Tô-ma, và nhờ ánh sáng của Chúa thánh thần trong ngày lễ hiện xuống các Ngài đã lên đường làm chứng, rao giảng về đức Giê-su Phục Sinh và là xin Chúa cứu độ. Ngài đang dẫn đưa loài người về một thế giới mới. Niềm tin của các Ngài vững vàng đến nỗi sẵn sàng chết cho niềm tin đó.

 

Đó là niềm tin của các tông đồ. Niềm tin này có hai đặc điểm: môt là các Ngài đã sống đã mắt thấy tai nghe, đã đụng chạm đến cuộc đời và con người của đức Giê-su. Từ những dấu hiệu hữu hình các Ngài đi tới một kết luận lớn lao hơn, một kết luận chính Thiên Chúa soi sáng cho, một kết luận biến thành niềm tin lẽ sống của đời mình. Đức Giê-su là Thiên Chúa cứu độ đã đưa chúng ta về thế giới hạnh phúc vinh quang. Ở đây các tông đồ cũng phải vượt qua một tường rào cản thứ ba nữa: Thay vì ơn cứu độ vật chất, lại tin một ơn cứu độ thiêng liêng. Đặc điểm thứ hai của niềm tin này là sẵn sàng đối phó với mọi gian nan thử thách để loan báo Tin mừng cứu độ, và sẵn sàng chết để làm chứng lời nói và niềm tin của mình. Bây giờ thì ta hãy nghe lại lời Chúa phán cho chúng ta, không phải cho Tô-ma nữa: “phúc cho những ai không thấy mà tin”. Lịch sử cứu độ có hai giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị là cựu ước. Giai đoạn hai là tân ước. Rồi tân ước rồi chia ra hai giai đoạn nữa: Giai đoạn Tin mừng tức là thời gian Chúa tại thế và giai đoạn hai là giai đoạn Giáo hội. Trong giai đoạn Tin mừng, các tín hữu đầu tiên chính là các tông đồ và môn đệ đây là những người đã thấy Chúa mà tin. Như ta biết lần hiện ra cuối cùng của Chúa có tới 500 vị tham dự.

 

Rồi từ đó cho đến nay và cho đến tận thế. Phàm ai là tín hữu đều không thấy mà tin. Chúng ta tin nhờ lời rao giảng của các tông đồ và Giáo hội. Đều cần chú ý là chỉ thấy theo nghĩa hẹp thì thấy bằng mắt bằng tai, bằng tay, bằng chia sẻ đồng. Các tông đồ môn đệ đã thấy bằng cách đó. Ngày nay chúng ta không thấy Chúa bằng cách đó, nhưng chúng ta thấy Ngài qua Giáo hội, thấy sự trường tồn của Giáo hội, sự thánh thiêng của Giáo hội những điều đó cũng có đức tin của chúng ta.

 

Rồi một khi đã tin đã, đã dấn thân sống theo niềm tin ta còn có được kinh nghiệm thiêng liêng Chúa đang sống với ta đang hiện diện trong cuộc đời của mình.

 

Qua hai nghìn năm của lịch sử giáo Giáo hội, hằng triệu triệu tín hữu đã tin đã trở nên những tông đồ chiến sĩ đức tin không khác các tông đồ ngày xưa, đó chính là niềm hạnh phúc của những người đã không thấy mà tin.

 

Đây là dịp để chúng ta nhìn lại đức tin của mình. Thánh Giacôbê thách thức người ta chỉ cho thấy một niềm tin mà không có hành động. Đúng như vậy bạn có muốn biết niềm tin của mình ra sao thì nhìn lại một ngày sống của mình. Tin vào Tin mừng để sống theo Tin mừng. Tâm tư lời nói hành động của tôi có hợp với Tin mừng không? Câu hỏi này làm rắc rối cho ta đấy .không lẽ ngồi giữa thánh đường này mà nói tôi không tin Chúa đâu. Nhưng đời sống thực tế lại khác hẳn, ở đó tôi chỉ tin có một đạo, đạo con người phàm nhân tục tử, con người không có bác ái tình thương, con người vì miếng ăn , vì những đòi hỏi của xác thịt khác với đạo của Tin mừng. Sống vì Chúa vì anh em.

 

Đức tin cần sống, cần hành động, đó là điều thách đố chúng ta hôm nay. Vì chúng ta rất ngại ngùng bỏ đi thói sống thê gian xác thịt để sống theo ý Chúa. Đây là tuần lễ kêu gọi ta lấy hành động để bảo đảm cho niềm tin của mình.

 

“Phúc cho ai không thấy mà tin”( Ga 20,29).

 

Phúc đó là gì? Tham dự vào nước Thiên Chúa. Phúc đo đã đến với ai? Tin các tông đồ những người đã nhìn thấy. Các tông đồ hay chúng ta cũng có phúc như nhau, miễn là tin. Các tông đồ phải vượt qua nhiều trở ngại để tin Chúa đã sống lại, Ngài là Thiên Chúa và ơn cứu độ thiêng liêng.

 

Tin rồi còn dấn thân đi làm chứng sống và rao giảng. Chúng ta có những trở ngại của chúng ta đó là tin vào cái gì vật chất hơn thiêng liêng. Tô-ma cũng vậy sống theo chủ nghĩa thực tiễn. Tin vào thói đời hơn tin vào Tin mừng, nghĩ rằng cuộc sống theo thói đời mới sống được Tin mừng là chuyện mai sau. Cho nên đức tin không có đất sống. Tội lỗi trở thành nết xấu trong ta, nết xấu thống trị thì Chúa hết chỗ đứng trong đời ta. Đức tin không dấn thân không cải tạo được. Đây là tuần lễ đức tin và thách đố.

 

Gm. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TOP