Chúa Nhật II Mùa Vọng-A
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG-A
Mt 3, 1 – 12
--------------------------------
Chúng ta bước vào Chúa nhật II của mùa vọng, phụng vụ lời Chúa hôm nay đưa ta về mùa vọng của cựu ước. Người người chờ đợi một biến cố mới, biến cố giải thoát ách nô lệ người La mã. Nhưng điều Thiên Chúa muốn chờ đợi và chuẩn bị cũng bằng một cách khác. Phải chờ đợi một vị cứu tinh đích thực, có thể tạo nên một trời mới đất mới, nơi không còn tang chế, không còn đói khát rách rưới, bệnh tật hay bất cứ một hình ảnh đau khổ nào. Và cho được như vậy phải trở về với Thiên Chúa, phải chờ đợi nước Ngài, một phải một nước Do Thái mới ở trần gian này.
“Hãy sám hối, vì nước trời đã gần” chúng ta biết rõ điều đó, nhưng cũng như người Do Thái, chúng ta chỉ muốn một nước theo kiểu trần gian thôi.
Các sử gia ngày nay độ chừng rằng, khoảng mùa thu năm 27 của kỷ nguyên chúng ta. Tiên tri Gioan Tẩy Giả bỗng nhiên xuất hiện, với một lời rao giảng như sét đánh ngang tai: “hãy sám hối, vì nước trời đã gần”.
Muôn người như một ai cũng chờ đợi tin mừng nước Chúa đến, tin mừng giải phóng khỏi ách nô lệ. Nước Thiên Chúa mở ra là mọi sự trở nên mới, trở nên vui, trở nên hạnh phúc, tự do, trở nên giàu sang. Núi non chảy ra sữa, song suối chảy ra mật ong. Giấc mơ ấy chứa sẵn trong hai chữ: nước trời hay nước Thiên Chúa.
Thế là dòng người, hàng hàng lớp lớp tuôn đến với thánh Gioan Tẩy Giả họ sẵn sang làm bất cứ điều gì người đòi hỏi, miễn sao được tham dự vào nước Thiên Chúa. Đặc biệt lớp người nhạy cảm nhất, lớp người tự cho mình có các tư tế, biệt phái quyền ưu tiên vào nước Thiên Chúa. Họ đến chịu phép rửa sám hối, nhưng thánh Gioan vẫn nghi ngờ thiện chí của họ. Họ không hiểu sám hối là gì, vì đã coi mình là thánh thiện rồi. Họ có chịu phép rửa là làm một cái thủ tục để cho đủ điều kiện mà vào nước Thiên Chúa, thôi đạo hình thức mà!
Cho nên thánh Gioan Tẩy Giả không nể nang, vừa nhìn thấy họ, Ngài đã dằn mặt ngay: “hỡi loài rắn độc” nghĩa là những người có môi miệng chứa đầy sự chết nọc độc, có cái đầu tài thu đấu, những người có hại chớ không có ích lợi gì trong nước Thiên Chúa. Tiên tri đặt một câu hỏi cho chính lương tri họ: “ai đã chỉ dạy cho các ngươi tránh khỏi cơn thịnh nộ sắp tới?”
Nhưng vấn đề là có tránh được không? Nếu cứ tiếp tục lối sống xưa nay là chạy theo tiền, theo danh vọng hảo huyền, theo lối sống bóc lọt, áp bức lẻ nghèo hèn, thì rìu đã để kề gốc cây để chặt đi, hạng cây vô dụng hay hạng…hạng người tồi tàn nhất trong dân Chúa, hạng người cặn bã nhất trong tôn giáo. Cho nên sám hối là một đòn giáng trên một thứ đạo suy đồi. Bỏ thuế đó đi!
Qua những lời rao giảng nãy lữa của vị tiên tri tiền hô của Chúa, để đưa người ta đi vào một tâm thức mới, cách sống mới cho hợp với lý tưởng nước trời mà Chúa Giê-su sẽ công bố (chúng ta có thể quan tâm suy gẫm một đôi điều sau đây).
Chúa Giê-su có chủ trương thiết lập một vương quốc theo kiểu trần gian không? Quả thực là không và phải nói là trái ngược lại.
Nước Chúa không có ý xây dựng một thể chế chính trị, một lý tưởng xã hội phồn vinh trên mặt đất, một thế mạnh quân sự để trấn áp mọi thế lục chống phá hay xâm lược. Ngài chỉ cổ võ tình yêu sự thật.
Nước Chúa trước hết đi vào cuộc cải tạo lương tâm con người. Đó là đầu mối của mọi điều hạnh phúc đáng ước mơ nhất trên đời này. Chính những mơ ước trần tục đã làm đen tối long người: giục vọng, tham lam, độc ác, hận thù, ích kỷ…những thứ đó không cải tạo nó đi được không diệt chúng được, thì không có gì có thể làm cho con người hạnh phúc được đâu. Nếu mọi người rèn tập cho có một tâm hồn nghèo khó, một lương tâm trong sạch, một ý chí ngay lành, một con tim chan chứa tình người đó là đường vào nước Chúa, nước hạnh phúc đời đời. Ta có coi những điều này là quan trọng không? Sám hối còn là thay đổi quan niệm về nước Thiên Chúa.
Chúng ta hãy xem sự sám hối có nghĩa gì nữa.
Sám hối không chỉ có cái nghĩa hẹp như lúc ta xưng tội, ta ăn năn vì làm mất long Chúa. Ăn năn rồi quay lại với tội cũ thì như thánh Phê-rô đã ví nó giống con chó mửa ra, rồi ăn lại. Vậy sám hối là gì?
Cuộc sống ta bị xác thịt chi phối, bị thói đời làm cho xấu xa, bị sa tan đem ra tram chước độc mưu thâm để hướng hồn ta lạc xa Chúa tình yêu.
Satan xuyên tạc giáo lý, xuyên tạc lương tâm, đổi trắng ra đen, lừa lọc đủ cách ngay trong long ta, trong tư tưởng của ta để ta sống như ý nó. Kinh nghiệm cuộc sa ngã của vườn địa đàng là vậy, thưa anh chị em.
Cho nên sám hối mà chỉ tạo nên một tình cảm đau buồn hối tiếc mà thôi thì không đủ, không có lối thoát cho ta đi tới nước Thiên Chúa. Vậy sám hối đích thực là gì?
Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ mới đưa người ta đến sám hối với nghi thức dìm mình xuống nước. Ngài nói “tôi, tôi rửa các người trong nước để giục lòng các người sám hối”
Còn Chúa Giê-su đem ta đến một phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Chúa Giê-su cũng giảng về sám hôi nhưng để nhấn mạnh sự sám hối đích thực của Ngài, Ngài nói “hãy sám hối và tin vào phúc âm”.
Điều này có nghĩa là phải thay lòng đổi dạ, phải đổi đời thực sự, phải thay thế những tư tưởng hành động cũ bằng tư tưởng của phúc âm. Phải lấy yêu thương thay cho ghen ghét hận thù, thay ngay chính thay thế gian tà, lấy lòng khao khát sự thánh thiện thay cho những giục vọng đen tối, phải lấy tinh thần khó nghèo thay cho mê tham của cải, phải lấy lòng bác ái thay cho sự ích kỷ xa cách bình an.
Chúa Giê-su vừa rao giảng vừa đem Thánh Linh đến cho ta: Thánh Linh mơi lời Ngài, Thánh Linh nơi các Bí Tích nhất là các Bí Tích: Rửa tội, Thêm sức và Thánh thể.
Ngài cũng đem lửa đến mà thanh luyện chúng ta, lửa cũng là Thánh Linh đốt đi các tính mê tật xấu của ta. Không có Thánh Linh ta không thể sám hối, đó là lý do có Bí Tích Thêm Sức để ban Thánh Thần cho các em vừa đến tuổi khôn.
Các em thiếu nhi thân mến, cuộc đời đức tin chúng con hôm nay cần đến sự soi sang hướng dẫn của Chúa Ki-tô, để khỏi lạc vào miền tối tăm của ma quỷ. Chúng con cũng cần đến Thánh Linh them sức, không thể thiếu Ngài được để Ngài giúp chúng con tuân theo giáo huấn Chúa Ki-tô để Ngài giúp chúng con chống trị mọi thứ xấu xa, đánh thắng ma quỷ, để Ngài giúp chúng con đốt cháy bằng lửa của Ngài mọi quyến rũ của thế gian.
Bí Tích Thêm Sức hôm nay đến với chúng con khi chúng con đang lớn, đang đứng giữa ngã ba cuộc đời, giúp chúng con can đảm sang suốt quyết tâm chọn Chúa Ki-tô để phụng sự suốt đời mình. Lát nữa đây các con sẽ tuyên xưng đức tin, chúng con nói lên quyết tâm theo Chúa Ki-tô mà không theo ma quỷ. Chúng con ngoan ngoãn theo lời dạy của Giáo Hội không theo thế gian. Lời dạy của giáo lý là lời dạy của Thánh Linh.
Gm. Phao lô Nguyễn Thanh Hoan